Tin Sao Ta

 

 

FMC sơ kết hoạt động tháng 1/2021: 
- Chế biến 988 tấn tôm thành phẩm, bằng 129% so cùng kỳ năm trước.
- Doanh số 14,1 triệu USD, bằng 142% cùng kỳ năm trước.
- Công ty Khang An (KAC), thành viên vốn chi phối từ FMC, đi vào hoạt động từ ngày đầu năm.
- Trại tôm đang làm lại ao nuôi. Dự kiến thả giống từ sau Tết Nguyên đán. Thời gian thả giống kéo dài khoảng 30 ngày.
Cả FMC và KAC đang xây dựng nhà máy mới cho mình. Dự kiến hoạt động đầu năm 2022.
Hai công ty đang cố gắng lo Tết người lao động tốt nhất và tích cực phòng chống Covid-19.

 

       Năm 2020, tuy có gặp khó khăn do Covid-19 tác động, nhất là hệ thống tiêu thụ thực phẩm dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi...) bị ảnh hưởng nhiều. Mặt khác, thu nhập người tiêu dùng cũng bị ít nhiều giảm sút, khiến giá cả tiêu thụ chỉ ở mức trung bình.
       Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có mặt thuận lợi như sản lượng tôm nuôi có tăng và các cường quốc nuôi tôm bị gãy đỗ chuỗi cung ứng, sản lượng nuôi bị giảm khá nhiều.
       Từ tháng 7 đến tháng 11/2020, FMC đã tăng sản lượng chế biến tối đa, qua đó sản lượng tôm thành phẩm đạt trên 20.000 tấn, bằng 120% so năm rồi. Doanh số tiêu thụ chung đạt 192 triệu USD, bằng 120% so năm 2019.
       Năm nay lợi nhuận hoàn thành chỉ tiêu nhưng không có vượt kế hoạch đáng kể. Nguyên nhân do (1) giá tiêu thụ trung bình; (2) tôm nuôi có sản lượng cao nhưng lãi thấp do tôm bị dịch bệnh tấn công nên giá thành nuôi tôm tăng cao; (3) mảng nông sản cũng chỉ đạt khoảng 80% doanh số năm rồi, không góp phần tăng lợi nhuận.
       Việc đề nghị UBCKNN cho phép tăng vốn điều lệ 20% cơ bản đã ổn. Khi hoàn tất, FMC sẽ sớm công bố và thông tin thời hạn chốt danh sách đồng thời quyền mua cổ phiếu và chi trả tạm ứng cổ tức 2020. Sẽ thực hiện trong quý I năm 2021.

 

 

Tin vắn hoạt động tháng 11/2020 của Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta:

- Tháng 11 đã chế biến 1.900 tấn tôm thành phẩm. Cùng kỳ năm 2019 là 1.275 tấn.
- Doanh số tiêu thụ chung tháng 11 là 18,4 triệu USD. Tổng 11 tháng ngang ngửa 180 triệu USD, bằng chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 và tăng hơn 20% so cùng kỳ năm trước.
- Đang tiến hành thu hoạch tôm vụ II, sẽ hoàn tất trong tháng 12.

         Ngày 8/11, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta đã được tôn vinh là Doanh nghiệp tiêu biểu thực hiện cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC) tổ chức.

         FMC đã đạt 3 tiêu chí của VNABC trong cuộc vận động gồm: Là doanh nghiệp tích cực triển khai cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”; Đạt các tiêu chí quy định trong Bộ tiêu chí “Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”; Ổn định sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ người lao động, khắc phục, vượt qua tác động do đại dịch Covid-19 gây ra, tham gia các chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chung tay cùng cả nước đẩy lùi đại dịch Covid-19.

 

 

13112020 Bang khen VHDN

 

Tháng 10 năm 2020, hoạt động chế biến, tiêu thụ rất khởi sắc. Cụ thể tôm chế biến đạt 2.119 tấn, so cùng kỳ năm trước là 1.440 tấn.

Doanh số tiêu thụ tháng 10 là 22,9 triệu USD. Cùng kỳ năm trước là 16,4 triệu USD.

Doanh số chung 10 tháng đạt 161 triệu, tương đương cả năm 2019. So cùng kỳ tăng 19%.

Trong tháng 11 này sẽ thu hoạch toàn bộ ao tôm thả nuôi vụ 2.

 

          

           Tôi có nhận một số câu hỏi từ một số bạn bên truyền thông qua tin doanh nghiệp Minh Phú bị kết luận có sai sót trong việc kê khai không rõ ràng nguồn gốc tôm xuất vào Hoa Kỳ. Việc này đã có công báo từ Cục Biên phòng và Hải quan Hoa Kỳ (CBP) ngày 13/10/2020 giờ Hoa Kỳ.

           Theo tôi, rủi ro, va vấp là chuyện bình thường trong kinh doanh. CBP đưa ra phán quyết mức thuế 10.17% cho tôm Minh P, nhưng Minh P có quyền kháng cáo nên sự việc này sẽ còn kéo dài. Qua việc này các doanh nghiệp (DN) khác rút kinh nghiệm, chú trọng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn luật lệ nước nhập khẩu để không bị vướng vấp như nêu trên.

            Về Sao Ta? Vụ việc này CBP điều tra riêng từng DN và không có áp đặt thuế các DN không liên quan. Vả lại, Sao Ta coi trọng hoạt động minh bạch và phát triển bền vững nên “nhát tay” tham dự vào những thương vụ đầy rủi ro, cho nên không có mua tôm Ấn Độ thời gian qua.

             Vì sao thông tin này có khá lâu (hơn tuần) nhưng hiện nay mới có thông tin ra ngoài? Có thể phía mình chưa kịp nắm công báo này nhanh hơn. Tuy nhiên, có thể do công báo hiện nay câu chữ rất phức tạp, nên cần thêm phần công bố bổ sung tiếp theo, mọi việc sẽ cụ thể hơn.

             Khả năng có thể còn DN tôm tiếp diễn tình huống này? Sao Ta không có thông tin và không thể nhận định tình hình này. Nhưng rõ ràng, qua đây, DN nào còn tìm kiếm lợi ích từ nhập tôm Ấn Độ phải chùng tay lại. Bởi thông tin nhập khẩu tôm từ Ấn Độ sẽ không thể giấu được bên nguyên đơn. Khi họ thấy DN nào còn ý định “lớn” trong chuyện này, chắc họ lại tiếp tục khiếu kiện mà thôi.

             Liệu qua tình hình này có tác động đến xuất khẩu tôm và người nuôi tôm? Nhìn đơn giản tưởng chừng có ảnh hưởng bởi Minh Phú là DN rất lớn, nhưng tôi nghĩ Minh Phú bị hạn chế tạm thời ở thị trường này thì có thể chuyển qua xuất khẩu nhiều thị trường khác, nhất là thị trường tôm Việt rất phong phú. Như vậy sẽ không có tác động đáng kể, vì hiện nay đang cuối vụ tôm, nếu có chỉ là tác động nhất thời, tôi nghĩ như vậy.

           Liệu năm nay ngành tôm hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu? So cùng kỳ năm rồi, xuất khẩu tôm năm nay có tăng trưởng, dù một con số. Hiện nay đang kết thúc mùa vụ tôm, cho nên nếu sắp tới có sụt giảm xuất khẩu là điều bình thường, nhưng cả năm sẽ không thua kém năm rồi.

 

CHIA SẺ

- Quan tâm chăm lo khách hàng, người lao động.

- Chia sẻ đồng nghiệp, cộng đồng.