Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là một mô hình kinh tế mà chúng ta phải đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Mô hình KTTH chú trọng vào quản lý, tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải, nó khác với mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống (KTTT): khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến một lượng phế thải lớn.

Xem tiếp...

CÁC LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG

Để lọt vào danh sách “Doanh nghiệp bền vững” hàng năm, các doanh nghiệp (DN) phải đáp ứng các tiêu chí sàng lọc khắt khe dựa trên Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (Corporate Sustainability Index - CSI). Bộ chỉ số tích hợp các thông lệ, quy ước tiêu chuẩn quốc tế cùng với những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam giúp DN xây dựng nền móng quản trị hiệu quả và vững chắc. Bởi vậy, đây được xem là thước đo giá trị, tấm gương phản chiếu sự lớn mạnh của DN.
Khi được chứng nhận “Doanh nghiệp bền vững”, DN được các lợi ích sau:

Xem tiếp...

bv-moi-truong-mrcuBảo vệ môi trường và phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phát triển bền vững là tạo nguồn lực để bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường chính là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Trải qua hơn 25 năm hoạt động, FMC đã không ngừng mở rộng sản xuất để tăng doanh số, tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng rất quan tâm đến trách nhiệm bảo vệ môi trường, đó là:
     - Từ năm 1996, khi bắt đầu đi vào hoạt động FMC đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Đến nay, FMC đã đầu tư nâng cấp lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, giúp cho Ban Lãnh đạo FMC cũng như cơ quan chức năng địa phương có thể kiểm tra các thông số phát thải tại bất cứ thời điểm nào.
     - Có đầy đủ các giấy phép bảo vệ môi trường: Phê duyệt ĐTM, Giấy phép xả nước thải, Giấy phép khai thác nước ngầm.
     - Đóng đầy đủ phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
     - Thực hiện quan trắc các thông số môi trường: nước thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung, …Và báo cáo đúng, đầy đủ, và kịp thời công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan chức năng.
     - Xử lý rác thải sinh hoạt: các loại rác phát sinh trong sinh hoạt của người lao động, rác thải của nhà ăn tập thể và rác thải từ các hoạt động văn phòng… được thu gom hàng ngày tập trung về kho chứa rác sinh hoạt tại nhà máy và định kỳ 2 ngày/ lần được đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển và xử lý.
     - Riêng đối với chất thải nguy hại thì có một cơ chế xử lý riêng. Các chất thải nguy hại phát sinh gồm: bóng đèn huỳnh quang thải, dầu thải, ắc quy thải, … đã được Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Sóc Trăng cấp Sổ đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, FMC bố trí kho lưu giữ tạm thời có diện tích đủ thông thoáng, nền bê tông và có mái che bằng tôn, xây tường bao và vách ngăn kín, đảm bảo không để thất thoát các loại chất thải ra ngoài môi trường, đồng thời tránh nước mưa nhiễm vào chất thải. Thực hiện phân loại chất thải nguy hại, có dấu hiệu cảnh báo, dán nhãn chất thải nguy hại; Và hợp đồng với đơn vị dịch vụ có đầy đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo quy định.

Xem tiếp...

     Trên chặng đường hơn 25 năm phát triển, bên cạnh các mục tiêu về hiệu quả kinh tế, FMC luôn xác định phát triển bền vững là yếu tố kim chỉ nam gắn liền với các hoạt động xã hội thiết thực, với mong muốn mang lại những giá trị lâu bền cho cộng đồng.

Xem tiếp...

Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của hiện tại mà không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo và tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động và thực vật.

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của thời đại và đã trở nên phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt và hội nhập kinh tế mạnh mẽ hiện nay. Việc thực hiện tốt phát triển bền vững sẽ tạo rất nhiều cơ hội cho DN trong việc nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh, thu hút nguồn nhân lực, các nhà đầu tư và làm hài lòng các cổ đông. Thông qua các hoạt động phát triển bền vững, DN còn cải thiện được năng suất và giảm chi phí thông qua việc bố trí tận dụng các nguồn lực và bảo tồn tài nguyên, giúp nâng cao năng suất của nhân viên và giảm thiểu chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN, cũng như tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Xem tiếp...

 

Một trong những yêu cầu của phát triển bền vững là doanh nghiệp (DN) có kế hoạch quản trị rủi ro trong hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh của DN cũng như trong chuỗi cung ứng. DN phải xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức người lao động, phòng ngừa khả năng xảy ra, tái phục hồi trong trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra dịch bệnh bao gồm kế hoạch diễn tập thường niên.

Xem tiếp...