Tin Thủy sản

Hàng hóa trên toàn cầu được tiêu thụ theo giá do mối quan hệ cung cầu hình thành. Cung hiếm chắc chắn giá tăng và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ còn xét thêm yếu tố chi phối là mối quan hệ phạm vi nhỏ hơn. Thí dụ trong một nước, hay trong một địa phương. Thí dụ, địa phương này hiếm thì giá tăng nhưng gần đó có thể có nhiều sản phẩm như vậy, giá bên đó sẽ mềm hơn. Có câu đắt đồng ế chợ từ đó.

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) COVID-19 đã trở thành nỗi ám ảnh quá lớn lao vì tác hại nó đã gây ra cho thế giới. Tuy nhiên, bây giờ thế giới sống chung với nó, góc độ nào đó cho thấy chúng ta không còn sợ nó. Nhưng dù nó ra sao, chúng ta cũng không sao nhãng, mà biết cách ứng phó linh hoạt, chu toàn cuộc sống của mình trong hoàn cảnh đầy biến động và không ít bất ngờ, rủi ro này. Ngành tôm đã trong tâm thế đó.
Theo tình cảnh, việc ai nấy lo. Người nuôi tôm cũng vậy. Nửa cuối năm trước, 2021, COVID-19 bùng phát căng thẳng, tác động to lớn tới tình cảnh chung trong đó có tình cảnh nuôi tôm ở miền Tây. Khó khăn trong thông thương, khiến vật tư đầu vào cho nuôi tôm không ổn thỏa. Hoạt động của các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm bị thu hẹp vì phải thực hiện sản xuất ba tại chỗ khiến nhu cầu tôm thương phẩm không cao cộng với chi phí thuê container rỗng giao hàng tới các thị trường tiêu thụ tăng cao… tạo áp lực quá mạnh đẩy giá tôm nguyên liệu xuống thấp. Các khó khăn đã làm chùn tay người nuôi tôm, diện tích thả giống vụ hai năm 2021 bị giảm nhiều. Quý 4 năm rồi COVID-19 không còn ở cao điểm, hoạt động các DN chế biến từng bước hồi phục, nhu cầu tôm nguyên liệu tăng lên và song hành là giá cũng đang rất cao, còn cao hơn so với đầu năm khi chưa phát dịch lần thứ 4. Giá này rất tốt cho người nuôi, khả năng còn giữ vững đến cuối quý 1 năm 2022.

Xem tiếp...

Văn phòng VASEP vừa phát hành quyển BÁO CÁO NGÀNH TÔM 2016-2021 VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2025, dầy trên 90 trang. Tôi đọc nhiều lần, cảm nhận đây là một quyển tư liệu được biên tập khá công phu, với rất nhiều thông tin thiết thực lẫn những nhận định triển vọng khá phù hợp, nên tôi cảm thấy cần thiết góp thêm chút sức quảng bá BÁO CÁO này để các bạn đang tham gia chuỗi giá trị con tôm thêm chút hành trang cần thiết cho bước đường thiên lý không ít gian nan của mình.
Qua BÁO CÁO NGÀNH TÔM 2016-2021 VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2025, VASEP đã cập nhật tổng hợp các thông tin, trước hết là vị trí tôm Việt trên thương trường quốc tế. Từ năm 2015 về trước, Việt Nam từng là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tôm Ấn Độ đã trỗi dậy mạnh mẽ từ năm 2015, tôm Ecuador đột phá từ năm 2018, khiến tôm Việt đang xếp thứ ba mà thôi, nhưng tỉ trọng top 3 này không chênh lệch nhiều. Cụ thể trong 26-28 tỷ USD giá trị nhập khẩu tôm toàn thế giới hàng năm, Ấn Độ chiếm 15,7%, Ecuador chiếm 14% và Việt Nam chiếm 13,6%. Điểm đáng kể là sự vươn mình ngành tôm hai nước nói trên ít nhiều gắn liền sự phát triển công nghệ chế tạo thiết bị đông lạnh của các doanh nghiệp Việt Nam ta. Điểm này là tôi ghi thêm để tham khảo.

Xem tiếp...

Những diễn biến đầy bất ngờ ở 6 tháng cuối năm 2021 khiến các doanh nghiệp (DN) phải có sự điều chỉnh kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro và củng cố hoạt động. Tất cả nhằm vượt qua chặng đường lắm chông gai, giữ sự tồn tại và DN nào may mắn có cơ hội vẫn giữ được nhịp độ hoạt động và có thể về đích kịp thời, trước khi kết thúc năm.
Các DN chế biến tôm trong hoàn cảnh này. Thời gian qua, có không ít DN bị tạm ngưng hoạt động theo yêu cầu của địa phương. Có DN thu hẹp hoạt động vì sản xuất ba tại chỗ. Có DN bị phong tỏa vì có nhiều lao động bị nhiễm thành ổ dịch. Có DN có ca nhiễm nhưng kiểm soát được, chỉ giảm lao động và quy mô sản xuất. May mắn số đông DN lớn rơi vào hoàn cảnh rủi ro ít nhất nêu trên. Các DN tôm lớn bán hàng nhiều thị trường. Có những thị trường đòi hỏi phải kiểm soát bệnh tôm do virus như Australia, Hàn Quốc, một số nước Trung Đông nên các DN này phải trang bị máy kiểm Realtime PCR. Máy này kiểm tra người nhiễm dịch có độ chính xác cao hơn hẳn kiểm kháng nguyên. Các DN tôm lớn kiểm tầm soát người lao động bằng phương pháp này, tuy chi phí có thể cao hơn gấp ba lần so kiểm kháng nguyên, nhưng qua đó kịp thời bóc tách các lao động nghi nhiễm, không để lây nhiễm nhiều vòng thành ổ dịch. Có thể đó là lý do chính để các DN tôm lớn vẫn giữ vững hoạt động của mình suốt 6 tháng căng thẳng vừa qua, tuy có lúc cũng có DN vất vả với các ca nhiễm liên tục nhiều ngày.

Xem tiếp...

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng trên 40 ngàn km2, là đồng bằng lớn nhất nước, là một vùng đất thấp và bằng phẳng, cao độ trung bình phổ biến từ 1m đến 2m so với mực nước biển, được bồi tụ bởi phù sa của sông Mekong. ĐBSCL cung cấp 55% sản lượng lúa gạo, hơn 60% lượng thủy sản chủ yếu là tôm và cá tra và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước. ĐBSCL có 13 tỉnh thành, có dân số trên 18 triệu người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL có nhỉnh hơn tốc độ trung bình cả nước nhưng thu nhập đầu người lại thấp hơn.

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) Từ nửa tháng nay các tỉnh miền Tây liên tục có tin nóng, có nhiều ca nhiễm và các ổ dịch mới. Đa phần nguồn gốc lây lan từ người lao động vùng dịch trở về từ đầu tháng 10 vừa qua. Mức căng thẳng mới này khiến có địa phương phải khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban đêm nhằm hạn chế lây lan. Các địa phương trong tình cảnh trên như: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang… có ca nhiễm tăng nhiều hơn các địa phương còn lại. Tin mới nhất là Cần Thơ, Sóc Trăng đã nâng lên cấp độ dịch 2. Bạc Liêu căng thẳng hơn nâng từ cấp 2 lên cấp 4. Cà Mau đang triển khai nội dung này. Diễn tiến này cho thấy nguy cơ bùng phát dịch đâu là chuyện nhỏ.
Vì sao xảy ra tình trạng không hay này? Trăm dâu đổ đầu tằm. Tại vì người lao động từ vùng dịch về mang theo mầm bệnh. Một số nào đó tránh né khai báo, cách ly nên đã trở thành điểm nóng, ổ dịch. Có địa phương do hạn chế chỗ cách ly tập trung, phải phân chia, sàng lọc để một số người lao động ít rủi ro cách ly tại nhà. Nhận thức người dân còn hạn chế, nhiều nhà không có nhà cửa đáp ứng đủ chuẩn mực cách ly… khiến người cách ly và người nhà có tiếp xúc nhau. Và biết đâu mầm dịch có trong người sẽ phát tác sau đó. Tất cả tạo nên nhiều mức độ nguy cơ. Rồi lại thêm trường hợp trong khu cách ly, do hạn chế phòng riêng nên sẽ có tình trạng lây lan làm tăng ca bệnh. Bây giờ có nhiều ca nhiễm lại không tìm ra F0 gốc tạo thêm quan điểm ổ dịch nội sinh, nghĩa là không thể tìm ra đầu mối lây lan! Thêm rối.

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) Mấy năm trước tôi có bài viết chuyện này. Tuy nhiên, dưới đây là suy nghĩ cho những chuyện cụ thể xảy ra gần nhất, mang tính cập nhật và chút tính… thời sự. Với khả năng có hạn, tôi gói gọn chuyện này xoay quanh con tôm và chút xíu liên quan con cá tra.

Từ tháng 6/2021 về trước, khi tình hình Covid-19 tại Ấn Độ, Indonesia căng thẳng, tôi trao đổi nội bộ trong doanh nghiệp (DN) tôm chỗ tôi, đưa ra nhận định, đánh giá để đề ra sách lược kinh doanh. Sự gãy đổ chuỗi cung ứng ở hai cường quốc tôm sẽ là cơ hội tốt cho tôm Việt Nam rộng đường bơi. Cân đối cung cầu khiến giá tiêu thụ sẽ tăng, vậy là hạn chế ký hợp đồng mua bán sớm, chỉ đủ cho dự phòng ngắn, khoảng tháng thôi.

Đúng vậy, do nhu cầu tăng, các DN tôm ta ký nhiều hợp đồng khiến giá tôm thương phẩm từ người nuôi tăng khá mạnh ngay cao điểm thu hoạch, người nuôi phấn khởi với giá tôm tháng 6, tháng 7 vừa qua. Nhưng từ giữa tháng 7, dịch bùng phát ở ĐBSCL - nơi tập trung nhiều DN chế biến, XK tôm, khiến năng lực chế biến hàng ngày của DN toàn vùng giảm không còn phân nửa.

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) Vừa qua nhiều Hiệp hội doanh nghiệp (DN) đã đồng loạt phản ánh tình hình khó khăn trên hai tháng qua do dịch bệnh bùng phát lần thứ 4. Khó khăn khách quan lẫn chủ quan khiến nhiều DN đã rời thị trường và số tổn thương nặng cũng có thể bỏ cuộc đua thương trường nếu tình hình không cải thiện.

Hoàn cảnh ĐBSCL trong 2 tháng qua như mỗi tỉnh là một ốc đảo, một pháo đài. Khẩu hiệu quyết tâm phòng chống dịch chặt ngoài, chắc trong thì thực tế cho thấy đã trở thành cứng ngoài, cứng trong. Cứng ngoài khiến lưu thông bị ùn tắc. Cứng trong khiến không ít DN phải đóng cửa. Cứng ngoài còn gây nỗi khổ cho các chuỗi sản phẩm nào trải dài trong nhiều tỉnh, khiến đứt gãy, thiệt hại không nhỏ. Điển hình là chuỗi giá trị cá tra. Chưa dừng ở đó, trong pháo đài lớn, có pháo đài nhỏ cấp huyện thị, thậm chí cấp xã phường, là cứng trong.

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) “Việt Nam ta đang rất thiếu vaccine... Cả Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đều yêu cầu rút ngắn các thủ tục hành chính để sớm phê duyệt vaccine trong nước trên cơ sở tuân thủ khoa học. Không chủ động được vaccine trong nước thì toàn dân sẽ bị cột chặt vào các Tập đoàn dược phẩm nước ngoài”. Trên là một đoạn cảm xúc của lão nông Hoàng Hải Vân trên facebook và tối 18/9 đọc tin được biết vaccine nội - Nanocovax đã được Hội đồng Đạo đức đánh giá đã có thể đáp ứng tiến trình để trình lên trên cấp phép sản xuất, tôi chợt thấy có một niềm vui lan tỏa khá mạnh mẽ. Niềm vui mừng quá lớn lao, nút thắt cổ chai trên lộ trình tiến tới bình thường mới cả nước đã có sự khơi thông đáng kể.
Theo các thông tin, Công ty Nanogen - đơn vị chủ trì nghiên cứu vaccine Nanocovax cho biết công suất sản xuất của hãng rất lớn, 10 triệu và có thể tăng lên 20 triệu liều/tháng. Ngoài số lượng nhiều, đáp ứng kịp thời nhu cầu bức xúc của bao người để sớm tham gia đẩy mạnh quá trình phục hồi nền kinh tế đang tổn thương không nhỏ. Vaccine này có chỉ số sinh miễn dịch ở tốp cao so các vaccine đang lưu hành cộng thêm yếu tố giá thành, giá bán rất thấp. Bao nhiêu điều lợi cùng một lúc, không vui sao được.

“Lão nông” cũng có thông tin thêm, cùng với việc thẩm định vaccine Nanocovax của Việt Nam đã qua thử nghiệm giữa kỳ giai đoạn 3, Hội đồng còn thẩm định một loại vaccine khác của ngoại quốc. Vaccine trong nước dù khẳng định đạt yêu cầu sinh miễn dịch và an toàn. Còn vaccine ngoại quốc thì chỉ căn cứ hồ sơ do công ty nhập khẩu cung cấp để thông qua, cấp phép, tuyệt nhiên không công bố bất cứ sự rủi ro nào.

Trong khi vaccine nào cũng có những rủi ro, vì những rủi ro này nên cơ quan cấp phép nước ngoài mới chỉ cấp phép sử dụng khẩn cấp (trừ một loại duy nhất được cơ quan FDA Mỹ cấp phép chính thức). Rõ ràng, theo logic, bức xúc chuyện chậm thông qua việc cấp phép cho vaccine Nanocovax là điều hiển nhiên cho bất cứ ai quan tâm tới việc muốn cải thiện tình hình chung, khó khăn hiện nay do covid-19 gây nên. Nhưng chuyện trên đời đâu thể toàn bích.

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) Từ khi tỉnh tôi có ca dương tính đầu tiên nhằm đầu tháng 7 đến nay, gần như tôi không bỏ qua mục tin tức trên TV đài Sóc Trăng và liền sau đó là tin trên VTV1. Khái quát, tin đài tỉnh nhà, lặp đi lặp lại nhiều lần là công tác kiểm tra các chốt phòng chống dịch trong tỉnh và các thông báo triển khai phòng chống dịch tình hình mới. Lặp lại về hình thức nhưng nội dung hoàn toàn mới. Qua đó, tôi có suy nghĩ, tỉnh coi trọng hàng đầu chất lượng các chốt chặn, coi đó là một giải pháp căn cơ ngăn dịch từ xa và hạn chế lây lan. Các lãnh đạo cao nhất Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban, Ban chỉ đạo dù bận bao việc cũng xuất hiện hàng tuần ít ra một lần, đa phần nhằm ngày nghỉ. Lãnh đạo tương ứng các huyện thị còn nhiều hơn. Các chốt chắc có chút vui vẻ hơn vì được “thăm” là có kèm quà tặng; nhưng tôi biết đi liền đó tinh thần các chốt cũng cao hơn, thực thi trách nhiệm nghiêm túc hơn. Như đã nói, qua đó, tôi cũng cảm nhận tinh thần quyết tâm, quyết liệt chống dịch của cả hệ thống chính trị tỉnh nhà.

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) Ngày Chủ nhật (5/9/2021), cơ bản cả nước khai trường năm học mới theo hoàn cảnh từng địa phương. Sóc Trăng cẩn thận tính toán trong vài ngày tới dịch giảm nhiều thì sẽ khai giảng sau và giới hạn học sinh tham dự. Ngày 7/9 tỉnh đổi ý, thông báo không làm lễ khai giảng như dự tính, hôm tựu trường nhập học sẽ có nghi thức đơn giản khai giảng. Việc tổ chức 2 trong 1 làm giảm thủ tục, đáp ứng xu thế cải cảnh từ trên.

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) Năm 2021 này, Covid-19 đã gây ra biết bao thiệt hại. Như thông tin trong 8 tháng đầu năm có trên 85 ngàn doanh nghiệp (DN) phải ngậm ngùi rút khỏi thị trường. Không ít ngành kinh tế khốn đốn như vận chuyển, du lịch, lưu trú… Ngành tôm, nhìn gần đây thôi, công suất chế biến thu hẹp một nửa vì giãn cách gây thiếu lao động, người nuôi tôm khóc ròng vì giá bán tôm nuôi giảm quá nhiều. Không riêng con tôm, bao nông phẩm cùng chung hoàn cảnh nghiệt ngã này.

Càng tổn thương càng có phản ứng mạnh, đối kháng sinh tồn. Ngành tôm phải có quyết sách gì để ứng xử sắp tới khi những rủi ro quá lớn bất chợt ập đến? Đây là là vấn đề không để bàn cải nên làm lúc nào, mà là mấu chốt nhằm nâng tầm tôm Việt bền vững cho nên phải phối hợp, nghiên cứu, kết luận đề ra càng sớm càng tốt. Sách lược đó sẽ là kim chỉ nam cho các mắt xích chuỗi giá trị con tôm, trong đó hai mắt xích nuôi tôm và chế biến tôm đóng vai trò hết sức căn bản.

Nhìn lại quá trình đi lên ngành tôm hai thập kỷ qua, có những khoảng thời gian ngành tôm “lên bờ xuống ruộng”. Năm 2008 người nuôi tôm trúng khá lớn, nhưng chủ thể này không cười nổi, thậm chí khóc ròng! Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 - 2008 khiến túi tiền người tiêu dùng bị vơi đi khá lớn. Họ thắt chặt tiêu dùng, mua sắm thực phẩm nào phù hợp túi tiền. Tôm bán ế, giảm thậm chí 4 USD/kg. Người nuôi tôm lao đao, DN chế biến tôm lao đao, lỗ lã, không ít DN lớn đã “nhiễm bệnh” khá trầm trọng ở giai đoạn này và từng bước ra đi những năm sau đó.

Xem tiếp...

(vasep.com.vn) Nghe tin phong phanh đồng bằng sắp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) của Chính phủ hai tuần, tôi vội đi hớt tóc, còn nói tay thợ là hớt cho cao hơn bình thường. Tôi dự phòng chuyện CT16 kéo dài. Liệu tính không sai, tính ra tôi đã hạn chế ra đường hơn tháng. Việc kéo dài thời gian phong toả nhằm giữ vững thành quả phòng chống dịch trước đó. Tóc tôi dài ra hơn bình thường chưa thể trở lại “bình thường” vì thợ cắt tóc chưa được phép hành nghề!
Tóc dài ra, thời tiết nóng, dễ đổ mồ hôi, khiến tôi phải gội nhiều hơn, chút bực bội. Một chuyện nhỏ bị thay đổi cũng có thể khiến người ta giảm thoải mái. Nhìn rộng ra, hoàn cảnh chung hiện nay, bao người ngồi bó gối, căng thẳng âu lo bởi cuộc sống thường ngày bị đảo lộn kéo dài. Gia đình khốn khó hơn khi có người vướng dịch bệnh phải lo lắng nhiều hơn. Nhà nào kha khá còn có của dự phòng cũng có chút nhẹ lòng đợi dịch đi qua. Nhà nào kiếm ăn từng bữa, quả là nan giải, trông chờ sự cứu trợ của chính quyền địa phương và người hảo tâm…

Sự đảo lộn quá lớn lao theo hướng khó khăn chồng chất khó khăn. Chuyện tóc dài của tôi nhỏ như hạt cát trong sa mạc, nhắc chi! Nhắc để dẫn đề câu chuyện chớ không phải là chuyện nên nói trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng này. Trên chỉ là một số chuyện ngoài chợ. Còn trong quê cũng có những chuyện không phải là vấn đề nhỏ, quá nhiều chuyện luôn. Quanh năm, dân quê sống nhờ cây trồng, vật nuôi. Lúc này đang mùa thu hoạch nhiều thứ từ cây trái, lúa rau đến cá tôm… Dịch bùng phát, phong toả, khiến chuyện sản xuất, cung ứng vật tư, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ đều có cái khó. Lúa chín đầy đồng, tôm cá đầy ao… mọi khi thương lái đã tìm đến và thu mua, nay gặp những khó khăn trên, ít nhiều dồn ứ, hậu quả phải bán bằng mọi giá. Dẫu sao tiêu thụ được là kịp thời… cắt lỗ, mừng ra mặt mà rầu trong bụng! Covid-19 gây hậu quả khó lường.

Xem tiếp...

CHIA SẺ

- Quan tâm chăm lo khách hàng, người lao động.

- Chia sẻ đồng nghiệp, cộng đồng.