Tin Thủy sản

 

(vasep.com.vn) Con virus corona bé tí xíu làm nên đại dịch COVID-19 đang gây bao thiệt hại khắp toàn cầu non hai năm qua. Đau buồn là gần bốn triệu sinh mạng đã bị nó cướp mất bên cạnh thiệt hại về vật chất không sao đếm xuể. Tưởng tạm yên, nay thêm biến thể mới tên Delta gây thêm bao phức tạp, bởi nó đã nhanh chóng lây lan cho trên 80 quốc gia.
20210621170412725chuyen-dai-covid-19-ky-4-1597-1
Đến nay các nhà máy chế biến thủy sản tại ĐBSCL vẫn an toàn với Covid-19

Xem tiếp...

 

(vasep.com.vn) Suốt năm 2020, việc ngành thuế quả quyết cho rằng hàng thủy sản “chế biến” là “sơ chế” để áp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 20% đã gây vướng mắc cho các DN hội viên VASEP. Chỉ bởi cơ quan thuế thực thi theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 và Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 mà đa số mặt hàng thủy sản chế biến XK bị áp sang là hàng “sơ chế” và không được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN. Đây là điều gây nhiều bức xúc cho cộng đồng DN.


Theo những văn bản này, nhiều DN chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu bị áp thuế TNDN là 20% thay vì 10% (vùng đặc biệt khó khăn) hoặc 15% trong khi khái niệm hàng chế biến không rõ ràng, xác đáng. VASEP đã nhiều lần có văn bản phản ánh lên cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này. UBND một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long cũng bức xúc và có kiến nghị lên trên như Cà Mau, Kiên Giang. Hơn nữa, Bộ NN&PTNT cũng có công văn đồng thuận với ý kiến của VASEP.
Quá trình phản ảnh kéo dài qua nhiều cuộc họp có tham vấn ý kiến nhiều Bộ ngành liên quan, nhất là VASEP phải có nhiều văn bản giải trình, kiến nghị và nhiều thời gian ứng xử xử lý vấn đề này. Cuối cùng, kiến nghị tha thiết này của các doanh nghiệp thông qua VASEP cũng được Bộ Tài chính đồng ý bằng Công văn số 2550/BTC-TCT (CV 2550) vào ngày 12/3/2021.
Tại CV 2550, Bộ Tài chính xác nhận ba hoạt động: (1) Chế biến từ sản phẩm tươi sống đã qua đông lạnh đến -18 độ C; (2) chế biến từ sản phẩm tươi sống thành sản phẩm chín và (3) chế biến từ nguyên liệu có pha trộn gia vị phụ liệu để ra hàng giá trị gia tăng (GTGT) đều là hoạt động chế biến thủy sản. Như vậy, các sản phẩm thủy sản từ các hoạt động này được áp dụng chính sách ưu thuế TNDN đối với hàng chế biến theo quy định của pháp luật...
Ngẫm lại, CV 2550 có giá trị thực hiện từ lúc nào? Về lý thuyết khi thống nhất nội dung, khái niệm hàng chế biến là mặc nhiên việc áp thuế không ưu đãi vừa qua là SAI. Như vậy, phải trả lại quyền lợi ưu đãi cho các DN CBTS để thực thi theo đúng quy định của pháp luật. Như vậy sẽ tạo được sự phấn khởi, tăng thêm sự yên tâm để các DNCBTS nỗ lực thúc đẩy phát triển hoạt động của mình. Tuy nhiên, lại theo phản ảnh từ không ít DN CBTS vướng mắc thực tế là các cơ quan tính thuế cấp tỉnh không tính hồi tố, cho rằng văn bản 2550 (ngày 12/3/2021) không có nói hồi tố, nên chỉ áp dụng từ lúc ban hành văn bản này! Theo phản ảnh của Hội viên, chắc VASEP phải tiếp tục phản hồi lên Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế.
Ngẫm nghĩ khác, hàng giá trị gia tăng, không hẳn là hàng có kết tinh nhiều hơn chi phí lao động và các phụ liệu hỗ trợ. Phải có cái nhìn rộng hơn. Thí dụ tôm nguyên con bán vào các siêu thị cao cấp. Muốn đạt chuẩn, phải tốn nhiều thời gian, chi phí bảo quản từ lúc thu hoạch. Quá trình chế biến cũng chi ly, kỹ lưỡng và sản phẩm là những con tôm tốt nhất. Giá bán dĩ nhiên rất cao, ít ra tăng thêm 20% và cao hơn. Bán được cả đầu tôm, vỏ tôm với giá cao (kèm thịt tôm) là việc nên khuyến khích nhằm nâng cao giá trị, nâng tầm sản phẩm. Nhưng loại tôm này “ưu tiên” tính vào tôm sơ chế vì theo khái niệm, tôm này chưa qua “chế biến”. Sự cứng nhắc của “văn bản” đôi lúc trở thành vật cản dòng chảy xã hội!
Tóm lại, cá nhân tôi hết sức ngưỡng mộ và bày tỏ tình cảm cám ơn các thành viên văn phòng VASEP đã tốn nhiều công sức chăm lo cho quyền lợi chính đáng của Hội viên. VASEP cũng đã có ngay văn bản cám ơn Bộ NN&PTNT đã kịp thời đồng hành với VASEP. Đây chỉ là một bao nhiêu việc VASEP, nhất là lãnh đạo văn phòng VASEP ở TPHCM lẫn HN, đã nỗ lực vì Hội viên nói riêng và cộng đồng DNCBTS nói chung. Tuy nhiên, còn một sợi dây ngáng chân phía trước, chắc VASEP ráng lo cho chót, góp phần để năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triền ngành thủy sản đến năm 2030 tầm nhìn 2045 (Thủ tướng ban hành theo quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021) đạt kết quả tốt hơn, nền tảng vững cho giai đoạn mới của ngành.

 

Hồ Quốc Lực


Ghi chú: Bài có sử dụng một số nội dung liên quan copy trên internet
Hàng thủy sản chế biến và sơ chế

 

(Theo vasep.com.vn)

 

(vasep.com.vn) Dự thảo chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2030 tầm nhìn 2045 chú trọng lĩnh vực nuôi, gồm tôm, cá tra, cá biển... Do vậy, kỳ vọng trong thập niên này, thuỷ sản Việt Nam sẽ có tốc độ phát triển tốt hơn. Năm qua, dù dịch Covid ảnh hưởng khá trầm trọng đến chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu, nhưng chế biến xuất khẩu tôm Việt vẫn khởi sắc. Từ năm 2020 tới đầu năm 2021 một loạt các nhà máy chế biến tôm mới được khánh thành, báo hiệu một giai đoạn mới lạc quan cho ngành tôm Việt.

Ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước tại buổi lễ khánh thành

Xem tiếp...

 

  • Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta Hồ Quốc Lực vừa có những chia sẻ về kinh nghiệm điều hành của doanh nghiệp trong việc phòng, chống dịch Covid-19.

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta Hồ Quốc Lực vừa có những chia sẻ về kinh nghiệm điều hành của doanh nghiệp trong việc phòng, chống dịch Covid-19. Người Đồng Hành giới thiệu đến bạn đọc bài viết. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.

Doanh nhân Hồ Quốc Lực.

 

Chuyện này tuy phổ biến, nhưng cụ thể ở từng hoàn cảnh riêng không như nhau. Đôi lúc niềm vui chỗ này là nỗi buồn chỗ khác, đôi lúc sự cố tương đồng xảy ra, nhưng cảm xúc khác nhau. Như địa phương có bệnh nhân khá nhiều, có thêm chục ca bệnh tác động trong suy nghĩ không bằng một địa phương bất chợt có ca nhiễm đầu tiên, cảm xúc như là một chấn động.

Xem tiếp...

  • Năm 2020, Thực phẩm Sao Ta đạt doanh thu hơn 4.400 tỷ đồng, mức kỷ lục trong 24 năm hoạt động của doanh nghiệp.
  • CEO Sao Ta - Hồ Quốc Lực cho biết kết quả này có được nhờ sự nỗ lực ham học và siêng làm.

 

Đầu tháng 2, khi các ca nhiễm Covid-19 liên tục xuất hiện, việc đầu tiên Sao Ta thực hành lời hiệu triệu “tìm cơ trong nguy” là dọn sạch kho hàng hóa. Dọn sạch được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa bóng là bán tất những gì có thể và nghĩa đen là dọn dẹp kho ngăn nắp, chuẩn bị cho giai đoạn tới.

CEO Sao Ta - Hồ Quốc Lực.

 

Kết quả khả quan xuất hiện, so với cùng kỳ năm 2019, lượng hàng tồn kho giảm tới 40%, không chỉ giúp kéo giảm tiền vay ngân hàng, mà còn giảm cả rủi ro hàng giảm giá nếu đại dịch lan rộng khiến sức cầu đi xuống.

Xem tiếp...

 

Thầy cô dạy trung học của tôi tuổi trên 70, có thầy trên 90. Tuổi cao sức yếu, ít đi lại. Gặp thời Covid khiến những lần hiếm họi họp mặt gặp gỡ đồng nghiệp xưa, học trò cũ thêm khó khăn. Thỉnh thoảng thầy trò tôi gặp nhau trên điện thoại. Cái chung là cô thầy ở tâm trạng chút trống vắng, thiếu niềm vui. Tôi rủ một số đồng môn cùng thời lục tìm các bài viết về cô thầy suốt gần hai mươi năm qua, gom thành tập bài viết, in, gởi cô thầy đọc giải khuây. Dĩ nhiên, về mặt học thuật chưa có gì đáng kể, nhưng qua tập bài viết, cô thầy đọc thấy tên mình, còn được học trò nhớ tới, chắc có thêm chút ấm lòng. Chuyện này, chút nắng ấm giáp Tết như chút lòng thành tri ân của lũ học trò…ngoan! Covid giúp tụi tôi có dịp, có động lực bày tỏ tình cảm với thầy cô giáo cũ!

Xem tiếp...

 

  • Thực phẩm Sao Ta có doanh thu quý IV tăng trưởng 26% và lợi nhuận sau thuế tăng 3%.
  • Cả năm 2020, doanh thu công ty tăng 19% lên mức kỷ lục 4.415 tỷ đồng.

 

Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HoSE: FMC) - một thành viên của Tập đoàn PAN công bố doanh thu thuần trong quý IV/2020 tăng 26% lên mức 1.209 tỷ đồng. Trong quý vừa qua, doanh nghiệp ghi nhận doanh số tiêu thụ chung gần 52 triệu USD.

Lợi nhuận gộp theo đó tăng 27% đạt 155 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng cũng tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế còn tăng 3% lên gần 64 tỷ đồng.

Xem tiếp...

Năm 2020, tốc độ phát triển ngành tôm nước nhà khá tốt. Sản lượng tôm nuôi và kim ngạch xuất khẩu đạt hai con số. Thành quả này càng có ý nghĩa khi các cường quốc nuôi tôm đang vật lộn với khó khăn từ Covid-19. Diễn tiến này, nếu kéo dài vài năm, ngành tôm Việt sẽ vươn lên dẫn đầu thế giới về quy mô, doanh số.
Trong một bài viết trước đây về “EVFTA - Cơ hội và thách thức ngành tôm Việt” tôi đã phân tích rất rõ về những gì mà hiệp định này sẽ đem đến cho các DN. Nay tôi tiếp tục khẳng định lại chúng ta đã nhìn rõ mười mươi cơ hội trước mắt, song không thể không lo lắng, sốt ruột khi ngày càng nhiều thị trường đòi hỏi truy xuất nguồn gốc nhưng tỷ lệ diện tích tôm nuôi được cấp mã số còn ít.

Xem tiếp...

Đại hội toàn thể VASEP đã diễn ra ngày đông chí 22/12/2020, như là một thông điệp cho biết ngành thủy sản Việt đang nỗ lực rũ bỏ cái cũ, vươn lên những điều mới mẻ, tốt đẹp hơn trong nhiệm kỳ tới, trong chiến lược mới.


Kỳ vọng là như vậy, nhưng xem xét hai mặt hàng chủ lực của thủy sản xuất khẩu hiện nay là cá tra và tôm lại có hoàn cảnh không như nhau. Cá tra đang đứng trước khó khăn ngày càng lớn do sự cạnh tranh từ cá minh thái đang ổn định sản lượng tự nhiên mức cao kéo dài chục năm qua; do sản lượng cá tra nuôi các nước Ấn Độ, Indonesia, Bangadesh, Trung Quốc ngày càng nhiều, dù tất cả nước này nuôi cá tra là để tập trung cung ứng tiêu thụ trong nước. Ai biết ngày sau, khi lượng nuôi tăng, họ có thể tranh giành thị trường tiêu thụ trên thế giới!?
Ngành tôm lại đứng trước thời cơ vàng tăng trưởng, khi các cường quốc tôm đối thủ đang bị covid-19 tác động khiến sản lượng tôm nuôi sụt giảm trong lúc các mắt xích trong chuỗi giá trị tôm Việt lại linh hoạt các hình thức hợp tác, từ đó tạo sự động viên không nhỏ để người nuôi tiếp tục, thậm chí phát triển ao nuôi của mình.

Xem tiếp...

 

Mùa xuân vạn vật thay áo mới, tươi tắn hơn. Tôi muốn kể một câu chuyện vui, tốt lành, vui vẻ để cảm nhận mùa xuân nồng ấm này, là chuyện tâm tình của những người thân quen. Câu chuyện xoay quanh đội ngũ quanh tôi cũng như mối lương duyên với Tập đoàn PAN.

TS Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta

Sao Ta xuất phát điểm là một doanh nghiệp (DN) nhà nước. Sau khi cổ phần hóa, công ty không có cổ đông chiến lược. Lúc bấy giờ, Sao Ta như con thuyền nhỏ lang thang trên biển, không lịch trình và không bến đỗ rõ ràng. Nhưng may mắn, qua những cơn bão không nhỏ, con thuyền vẫn bình yên và hơn nữa, hoàn toàn vô sự.

Thực tế cho thấy, hơn chục năm sau cổ phần hóa, niêm yết sàn chứng khoán, Sao Ta có hoạt động kinh doanh tốt và giữ được đà tăng trưởng, cổ tức đều đều. Nhưng, cổ phiếu lại xoay quanh… mệnh giá.

Xem tiếp...

 

tts-01122020-1(vasep.com.vn) Thế giới phẳng, mọi thông tin lan truyền nhanh chóng. Mọi sai sót (nếu có), dù lớn hay nhỏ, dù khách quan hay chủ quan của bất kỳ doanh nghiệp (DN) nào cũng có thể trở thành hòn đá tảng chặn đường tiến bước của mình. Để tồn tại và duy trì nhịp độ phát triển, bây giờ các lãnh đạo DN phải luôn chú tâm chăm lo mọi mặt cho DN mình, nhằm tăng sức cạnh tranh và đủ sức trên đường trường đầy cam go, cạm bẫy.

Thời hội nhập, những ngành sản xuất hàng xuất khẩu càng vất vả hơn bởi luôn phải tìm cách vượt qua đối thủ khắp thế giới. Mà thông tin về đối thủ đâu thể dễ dàng tìm. Chưa biết người làm sao bảo đảm luôn thắng trận?!

Xem tiếp...

 

  • Thực tế xuất khẩu và đối phó với khó khăn tại thị trường Mỹ những năm qua cho thấy vai trò của việc "buôn có bạn, bán có phường" ngày một quan trọng.
  • Ông Hồ Quốc Lực cho rằng người kinh doanh luôn có đối thủ trong và ngoài nước, nhưng trong bối cảnh mới, việc hợp tác giữa các doanh nghiệp nội địa; kinh doanh bền vững, nhân văn cần được ưu tiên.

TS Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta, nguyên Chủ tịch VASEP

Trước những thách thức trong hoạt động xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm và cá tra, đến từ đối tác nước ngoài trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta (thành viên Tập đoàn PAN), nguyên Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - người đã có nhiều năm gắn bó với ngành, đã có chia sẻ về vai trò gắn kết của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thủy sản nhằm hoàn thành mục tiêu xuất khẩu. Người Đồng Hành giới thiệu tới bạn đọc bài viết (3 kỳ). Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.

Xem tiếp...

CHIA SẺ

- Quan tâm chăm lo khách hàng, người lao động.

- Chia sẻ đồng nghiệp, cộng đồng.