VÌ SAO THỊ PHẦN TÔM VIỆT TẠI THỊ TRƯỜNG EU SỤT GIẢM?

          Để lý giải nội dung này, chúng ta tìm hiểu số liệu cụ thể: 

Thị trường

Năm 2019 (%) / Hạng

6 T đầu 2020 (%) / Hạng

Ghi chú

     EU

     20,51                1

           13,2                4

     -7,31

     Mỹ

     19,44                2

           21,2                1

 

   Nhật

     18,39                3

           18,3                2

 

TQ & HK

     16,14                4

           14,9                3

 

Nguồn

Bản tin 4-2020 Vasep

Bản tin 26-2020 Vasep

 

         

         Qua số liệu trên cho thấy trật tự thứ hạng thị phần tôm Việt có đột biến. Thị phần tôm Việt ở EU từ hạng cao nhất xuống hạng 4, ba thị trường còn lại giữ nguyên trật tự nhưng cùng tăng bậc. Trong đó, chú ý là tăng trưởng mạnh ở Mỹ, tăng nhẹ ở Nhật (số tuyệt đối). Giảm nhẹ ở TQ&HK và giảm nhiều ở EU.

         Thực tế những năm qua, nhất là sau khi Thái Lan không còn ưu đãi thuế quan ở EU thì tôm Việt đã tăng dần thị phần ở EU vì còn ưu thế có ưu đãi thuế quan, mức thuế giảm khoảng một nửa. Năm 2019 thị phần tôm Việt ở đây đã vượt qua Mỹ, vốn là thị trường hàng đầu tôm Việt nhiều năm liên tục. Tiến trình đàm phán EVFTA góp phần tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp (DN) tôm Việt quan tâm ở đây, bởi sau khi FTA có hiệu lực thì sức cạnh tranh tôm Việt tăng thêm một bước lớn (do thuế giảm theo lộ trình hoặc về ngay bằng 0 tùy mặt hàng). Theo lý thuyết thì thị trường EU sẽ ngày càng lớn với tôm Việt, nhưng thực tế các tháng đầu năm 2020 không phản ảnh đúng như vậy, thậm chí còn bước sụt giảm khá nhiều.

         Nguyên nhân gây biến động trên do đâu? Phải có số liệu chi tiết hơn, như sản lượng tiêu thụ, cơ cấu nhập khẩu tôm vào EU thì mới chính xác hơn. Tuy nhiên, khi chưa có đủ thông tin, có thể lý giải theo thực tế đã diễn ra. Tôm giá rẻ của thế giới là tôm từ Ấn Độ và Ecuador. Thị phần lớn nhất của tôm Ấn là Trung Quốc và Mỹ. Thị phần lớn tôm Ecuador là Trung Quốc, EU. Việc tiêu thụ tôm vào Trung Quốc gặp khó vì tình trạng Covid-19 tác động và đôi lúc tôm Ecuador có phát hiện Covid-19 ngoài bao bì khiến nhiều lần tôm Ecuador gặp khó. Ecuador có FTA với EU hiệu lực từ đầu năm 2017. Với lợi thế giá rẻ và không thuế, tôm này dễ dàng tăng trưởng ở EU. Tôm Ấn Độ chưa có FTA ở EU nhưng có lợi thế giá bán rẻ và mức chế biến thô có mức thuế không cao. Mặt khác, tác động Covid-19 đã làm thay đổi thói quen lẫn khả năng mua sắm của người tiêu dùng khiến các mặt hàng tôm giá trị cao ít được quan tâm, tôm giá rẻ càng có thêm xung lực lên ngôi. Tôm Việt, lợi thế khúc thị phần cấp cao hơn, do trình độ chế biến cao. Tôm Việt có giá thành tôm nuôi, giá thành tôm thành phẩm cao hơn mặt bằng thế giới, cho nên hạn chế cạnh tranh tôm chế biến cấp thấp và giá rẻ. Những tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt tăng trưởng khá tốt, dù một con số. Sự tăng trưởng này tập trung vào thị trường Hoa Kỳ và ở khúc thị phần trung cao, vốn là thế mạnh tôm Việt.

         Tóm lại, diễn biến thị phần tôm Việt tuy có điểm “lạ”, nhưng đó chỉ là nhất thời, giai đoạn do khách quan. Ở đây, có thể tóm gọn là do tác động từ Covid-19. Khi có vaccine hay Covid-19 tan biến, mọi việc trở lại bình thường. Lúc đó thị phần tôm ở EU sẽ tiếp tục dẫn đầu vì lợi thế thuế quan.

 

CHIA SẺ

- Quan tâm chăm lo khách hàng, người lao động.

- Chia sẻ đồng nghiệp, cộng đồng.